Bí mật hết sức bất ngờ về “sửa lỗi” phạm húy trong bài thi của thí sinh do Cao Bá Quát thực hiện


b (Giáng) # (Thăng)
x2

#CaoBáQuát #âmnhạckíchthích #sửa #lỗi #phạmhúy #bàithi #thísinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa Thiên, hầu hết các bài viết của nhiều tác giả đều cho rằng họ Cao đã sửa những chữ viết phạm húy trong các bài thi nhằm nâng đỡ thí sinh khỏi bị rớt oan. Trong cuốn Lối xưa xe ngựa, tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh cho biết:

“Một vụ án nổi danh không kém là vụ có dính líu đến Cao Bá Quát. Năm 1841, Cao làm Sơ khảo trường Thừa Thiên, cùng Phan Nhạ lấy muội đèn thay mực sửa bài hộ cho 24 quyển phạm trường quy, vớt được 5 người” ( Lối xưa xe ngựa, sđd, tr. 64).

Tương tự như thế, trên báo điện tử vnexpress ngày 14-12-2016, trong bài viết Vụ án Cao Bá Quát suýt bị tử hình vì chữa hàng loạt bài thi, tác giả Hồng Nhung viết:

“Thấy 24 bài thi văn hay nhưng phạm húy, không nỡ đánh trượt người tài, quan Ngoại trường Cao Bá Quát cùng một viên sơ khảo khác đã chữa lại bài thi.”

Đoạn sau tác giả dẫn lại lời của GS Nguyễn Lộc:

“Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đánh giá, là quan Ngoại trường nên Cao Bá Quát không lạ gì quy chế thi, người đi thi nếu phạm húy, tùy lỗi nặng nhẹ, có khi còn bị chém đầu, huống gì lại chữa bài phạm húy để lấy đậu. Cao Bá Quát chắc chắn biết tội nhưng vẫn cứ làm, bởi từng nói: “Cầu nhân vị đắc thành chiêu họa, Đồng bệnh tương lân khước lụy nhân” (Tìm điều nhân chưa chắc được đã mang tai họa đến, Cùng cảnh thương nhau lại làm lụy cho người)”.

Đáng chú ý hơn cả là trong Từ điển nhân vật LSVN do Trương Hữu Quýnh và Đinh Xuân Lâm biên soạn, các soạn giả đã ghi chép là họ Cao chỉ sửa 1 bài thi có chữ phạm húy:

“Năm 1841, ông vào làm việc ở bộ Lễ. Một lần, ông giữ chức sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy có một bài hay, nhưng phạm húy, bèn lấy son hòa muội đèn chữa hộ…” (Từ điển…, sđd, tr. 407).

Sự thật vụ án này là như thế nào? Có phải Cao Bá Quát chữa trong bài thi những chữ KỴ HÚY?

Sách Đại Nam Liệt Truyện do Quốc Sử Quán biên soạn chép về nhân vật Cao Bá Quát như sau:

“ Đầu năm Thiệu Trị (1841) sung làm sơ khảo ở trường Thừa Thiên, cùng với đồng viện là Phan Nhạ lén đem muội đèn thêm lời lẽ trong câu văn của sĩ nhân cộng 24 quyển, sau đỗ được 5 tên, sĩ tử bàn luận xôn xao. Viên giám sát trường vụ là Hồ Trọng Tuấn tham hặc. Khi bản án dâng lên, kết định tội chết. Vua cho bọn Quát sính ý làm càn, không có tình tiết gì, gia ơn đổi xử giảo giam đợi lệnh, sau được tha lại khởi dụng. Tự Đức năm thứ 7(1884) trải bổ giáo thụ phủ Quốc Oai. Quát tự phụ là tài danh khuất mình ở địa vị thấp, thường u uất không vui, bèn cáo về Bắc Ninh…” (Liệt truyện T5, sdd, tr. 511).

Liên quan đến vụ án này, sách Đại Nam Thực Lục ghi chép rất chi tiết:

“Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ nhất (1841), mùa thu tháng 8…Cử thự Tham tri bộ Hình là Bùi Quỹ làm chủ khảo trường Thừa Thiên, Biện lý bộ Binh là Trương Sĩ Tiến làm phó khảo. Trường Thừa Thiên nguyên trước số lấy đỗ dự định là 38, vua cho rằng buổi mới trị vì, rộng ban ân điển, bèn truyền cho tăng lên làm 45 tên, để rộng đường lấy người hiền tài. Khoa này đã lấy đỗ 40 cử nhân(…)

Có hai viên sơ khảo là Cao Bá Quát và Phan Nhạ ngầm lấy muội đèn làm mực chữa văn bài thi của học trò gồm 24 quyển, đỗ được 5 tên. Lại Trương Đăng Trinh là cháu gọi Trương Đăng Quế bằng chú, bác, quyển văn kỳ thứ hai bị Nội trường đánh hỏng, phần khảo là Nguyễn Văn Siêu cho là văn lý có thể lấy được, nói với quan Ngoại trường liệt vào hạng lấy đỗ.

Chưa ra bảng, Chủ khảo Bùi Quỹ cho là chữ của Quát viết tốt, gọi ra Ngoại trường viết bảng. Văn Siêu giữ Quát ở lại ngủ đêm. Đến khi ra bảng, dư luận sĩ phu sôi nổi. Giám sát trường vụ là Hồ Trọng Tuấn, tham hặc là trường pháp không đúng. Việc này giao cho bộ Lễ và viện Đô sát tra xét nghị tội. Bọn Bá Quát thú nhận là sính bút làm càn, chứ không có ai dặn dò gửi gắm gì cả. Án xử Quát, Nhạ đều phải tội xử tử ; Siêu phải tội phạt trượng, đồ ; chủ khảo và giám khảo thì hoặc phải cách, hoặc phải giáng chức có khác nhau.

Vua phán rằng: “Chọn người tài giỏi là một điển lễ long trọng, bọn Quát lại làm trái phép như thế, khép vào tội nặng cũng đáng. Song ta nghĩ: bọn Quát chữa văn đến 24 quyển, tự mình hoặc phê lấy đỗ, hoặc phê bỏ đi, cũng có chỗ câu văn chữa vào lại không bằng câu văn của người làm trước, hoặc giả là do sự khờ dại mà làm ra, chứ không có tình tiết gì khác, còn có chỗ khoan tha cho tội xử tử. Vậy đều cho đổi làm giảo giam hậu. Siêu cho Quát ngủ ở phòng của mình, tuy không có tình tiết gì, nhưng phép trường không thể hỗn tạp như thế được, đáng lẽ ra, cứ theo như lời bộ nghĩ mà trị tội, nhưng hãy tạm gia ơn tha cho tội đồ, mà chỉ cách chức, cho gắng sức theo làm việc ở bộ để chuộc tội.

Bùi Quỹ và Trương Tiến Sĩ có lỗi vì không biết trông nom mà phát giác ra, đều cho đổi làm cách chức được lưu làm việc. Giám khảo Phan Văn Nhã và Trương Hảo Hợp không biết kiểm xét phát giác ra, đều phải giáng lưu làm việc.

Nguyên lấy đỗ cử nhân 5 người là bọn Nguyễn Duy Cần, Lê Thiều, Nguyễn Lập, Hoàng Minh và Nguyễn Khánh quyển thi có hình tích rõ ràng như thế, ta chưa nỡ cầm bút gạch xóa đi”.

Lại sai Thị lang bộ Hình là Ngô Văn Địch, Chưởng ấn Cấp sự trung là Lê Chân cho gọi cả 5 tên ấy đến họp ở viện Tả đãi lậu, ra đủ đầu bài cả 3 kỳ để thi lại. Khi quyển thi của 5 người ấy được dâng lên, văn đều khá, đáng lấy đỗ được cả, lại thưởng trả lại cho vào hạng cử nhân. Quyển văn của Trương Đăng Trinh tuy có sự quan ngại, nhưng văn khá thông, cũng để vào hạng lấy đỗ. Duy có cử nhân thứ 20 là Phan Văn Trị vì bài phú trùng vần, bị đánh hỏng.

Thự Đông các Đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn đến trước mặt vua tâu rằng: “Phép trường rất nghiêm, mà bọn Quát lại dám tự tiện làm việc tư túi, ngầm chữa quyển văn, nguyên là bản tâm chỉ cốt lấy đỗ có mấy tên, nhân thể làm tràn cả sang các quyển khác, làm cho lờ mờ lẫn lộn để che dấu cái gian của mình. Lập tâm như thế, phải nên xét cho rõ ràng. Các tên ấy, xin đều cách bỏ cử nhân đi, để cho nghiêm quy luật của trường thi.

Vua phán rằng: “Đại học sĩ nói phải lắm. Song ân điển buổi ban đầu đã cho tăng thêm số lấy đỗ, không nỡ khắc nghiệt quá lắm. Gia ơn cho bọn học trò là ý của ta, đặc cách khoan rộng cho họ” (Đại Nam Thực Lục T6, sđd, tr. 216-217).

Ngoài ra hiện nay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 đang lưu trữ một châu bản thời Thiệu Trị đề cập đến vụ án này. (Bản dịch của TTLTQG1):

Bản phụng dụ của Nội các ngày 7 tháng 9 năm Thiệu Trị thứ 1 (1841) về việc giao Bộ Lễ và Viện Đô sát điều tra, xét xử vụ Cao Bá Quát sửa bài thi ở trường thi Thừa Thiên.

“Chúng thần ở Nội các là Lâm Duy Nghĩa, Nguyễn Bá Nghi, Nguyễn Cửu Trường phụng thượng dụ: Nay căn cứ tập tâu hỏi tội của viên giám sát công việc trường thi phủ Thừa Thiên là Khoa đạo Hồ Trọng Tuấn trình rằng: Căn cứ viên sơ khảo Phan Thời Nhạ nói rằng Cao Bá Quát người cùng Viện khi duyệt quyển thi có viết thêm các chữ vào bài thi, nhận thấy giống nét chữ của Cao Bá Quát. Trẫm lấy văn chương làm phép tắc trường quy rất nghiêm ngặt, sao lại có sự khinh nhờn này? Đã chuẩn đem Cao Bá Quát đóng gông giao cho Bộ Lễ và Viện Đô sát hội đồng tra xét rõ ràng nghị xử rồi.

Nay căn cứ vào các điều Bộ Lễ tâu trình thì Phan Thời Nhạ khai Cao Bá Quát viết thêm chữ vào văn quyển thì hạng cử nhân là Nguyễn Văn Chương, hạng tú tài là Nguyễn Hưng Lễ, Nguyễn Đức Tân, Nguyễn Tam Tích, Nguyễn Công Xuyến tổng cộng là 5 người thì trên văn quyển cũng có thêm chữ, sửa chữ với sửa chữ phê. Tựu trung sơ khảo hoặc là Cao Bá Quát ghi tên hoặc là Phan Thời Nhạ ghi tên.

Căn cứ vào việc Cao Bá Quát khai nhận điểm duyệt cùng Phan Thời Nhạ mưu tính bàn bạc thêm chữ, sửa chữ. Phan Thời Nhạ sợ sự việc bị bại lộ cho nên trước đã mưu tính để thoát tội. Lại căn cứ vào việc Phan Thời Nhạ khai chưa trung thực, sai đem quyển gốc trình lên thì thấy thêm chữ, sửa chữ quả nhiên dấu vết đáng nghi ngờ, có sự mờ ám riêng tư bên trong. Phan Thời Nhạ trước đã thông đồng làm việc gian trá sau lại đổ lỗi cho người.

Lòng dạ gian xảo như vậy, dối trá nhiều bề thật không coi kỷ cương pháp luật ra gì. Phan Thời Nhạ truyền cách chức ngay, đóng gông và giao luôn cho bộ viện đó triệt để tra xét rõ ràng để nghiêm túc trường thi và trừ bỏ tệ nạn. Việc này cần sửa sang cho ngay ngắn, không phải tầm thường”.

Qua những ghi chép rõ ràng đó, ta thấy việc Cao Bá Quát chữa bài văn là có chủ đích trước, nhằm để lấy đỗ thêm 5 người theo chỉ dụ của vua Thiệu Trị (1840-1847). Nhiều bài ông đã sửa cả câu văn. Sự kiện được Quốc Sử Quán ghi lại hoàn toàn không đề cập gì đến chuyện họ Cao đã sửa lại những chữ phạm húy của thí sinh….

[yotuwp type="keyword" id="Bí mật hết sức bất ngờ về “sửa lỗi” phạm húy trong bài thi của thí sinh do Cao Bá Quát thực hiện" ]Hợp âm guitar và tư thế bấm trong bài: